TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Đăng vào 14-01-2015 14:40 PM
Đăng bởi : Khoa CNTT
Lượt xem : 19779
Địa chỉ: Tầng 3 - Nhà A9 - Trường Đại học Giao thông Vận tải
Điện thoại: (04) 37664679
Email: khoacntt@utc.edu.vn
BAN CHỦ NHIỆM KHOA:
Trưởng Khoa: TS. Hoàng Văn Thông
Phó trưởng Khoa: ThS. Nguyễn Đức Dư
Phó trưởng Khoa: TS. Bùi Ngọc Dũng
THÔNG TIN GIẢNG VIÊN => http://fit.utc.edu.vn/danh-ba-dien-thoai-khoa-cong-nghe-thong-tin/a1244.html
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Khoa Công nghệ thông tin.
Tiền thân của Khoa Công nghệ Thông tin (CNTT) là Bộ môn Tin học, được thành lập từ đầu những năm 1988, chịu trách nhiệm giảng dạy các môn Tin học cho các chuyên ngành trong toàn Trường.
Tháng 10/2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập Khoa CNTT, Trường Đại học Giao thông vận tải. Tiếp theo đó ngày 21/11/2003 Trường Đại học Giao thông ra quyết định thành lập Khoa CNTT do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Ất làm Trưởng Khoa với cơ cấu 3 bộ môn: Khoa học máy tính (do TS. Trần Văn Dũng làm trưởng bộ môn), Công nghệ phần mềm (do ThS. Phạm Thị Thu Hương làm trưởng bộ môn), Mạng và các Hệ thống thông tin (do ThS. Phạm Thanh Hà làm trưởng bộ môn).
- Từ ngày thành lập đến nay đội ngũ giáo viên của Khoa ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, hiện nay Khoa có 32 giáo viên, trong đó có 1 Phó Giáo sư, 09 Tiến sĩ, 22 thạc sĩ và 06 nghiên cứu sinh đang học tập nghiên cứu ở trong và nước ngoài.
- Sau hơn mười năm thành lập, từ 2003 đến 2015, Khoa Công nghệ thông tin đã đào tạo được 11 khóa sinh viên với hơn một ngàn kỹ sư ra trường. Đối với sinh viên hệ chính qui từ năm học 2006-2007 Khoa đã tổ chức đào tạo theo bốn chuyên ngành: Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông. Mỗi khóa có gần 200 sinh viên các chuyên ngành Công nghệ thông tin.
- Từ năm 2008 đến nay Khoa đã và đang đào tạo 11 khóa sinh viên Hệ Liên Thông khóa từ khóa 12 đến nay đào tạo gần 1000 kỹ sư CNTT cho thị trường lao động.
- Năm 2013, Khoa được Bộ GD& ĐT cho phép đào tạo cao học ngành Công nghệ thông tin.
2 Các thành tích và phần thưởng đạt được.
Khoa đã được tặng thưởng Bằng khen của Bộ trưởng. Nhiều năm liền được Công nhận là Tập thể lao động xuất sắc, các Bộ môn và nhiều cá nhân trong Khoa được tặng những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước cũng như các Bộ, Ngành.
Chi bộ Khoa liên tục được công nhận là chi bộ trong sạch, vững mạng
Công đoàn khoa nhiểu năm liền được công nhận là công đoàn vững mạnh xuất sắc
Liên chi đoàn khoa nhận được nhiều bằng khen của TƯ Đoàn, Thành đoàn Hà nội.
3. Cơ cấu tổ chức của đơn vị.
- Bộ môn Khoa học máy tính: Trưởng Bộ môn - TS. Hoàng Văn Thông
- Bộ môn Công nghệ phần mềm: Trưởng bộ môn – TS. Nguyễn Hiếu Cường
- Bộ môn Mạng và các Hệ thống thông tin: Trưởng bộ môn – TS. Nguyễn Quốc Tuấn
- Văn Phòng Khoa: ThS. Nguyễn Thị Anh Đào.
- Hội đồng Khoa học đào tạo Khoa Công nghệ thông tin gồm 7 thành viên do TS. Phạm Thanh Hà làm chủ tịch hội đồng, TS. Nguyễn Hiếu Cường làm Thư ký hội đồng.
- Chi bộ: gồm 15 đảng viên do đồng chí Nguyễn Đức Dư làm Bí thư chi bộ, đồng chí Hoàng Văn Thông làm Phó bí thư chi bộ.
- Công đoàn Khoa có 30 đoàn viên do đồng chí Nguyễn Thị Anh Đào làm Chủ tịch Công đoàn Khoa.
- Liên chi Đoàn Khoa: ThS. Nguyễn Việt Hưng - Bí thư Liên chi đoàn Khoa (Email: Hungnv@utc.edu.vn, SĐT/FB: 0868004008, Web: https://viethung92gtvt.wordpress.com/)
4. Đội ngũ cán bộ:
- Bộ môn Khoa học máy tính có 7 giảng viên do TS Hoàng Văn Thông làm Trưởng Bộ môn, ThS. Đỗ Văn Đức làm Phó trưởng Bộ môn.
- Bộ môn Công nghệ phần mềm có 10 giảng viên do TS. Nguyễn Hiếu Cường làm Trưởng Bộ môn, ThS. Cao Thị Luyên làm Phó trưởng BM.
- Bộ môn Mạng và các Hệ thống thông tin có 13 giảng viên do TS.Nguyễn Quốc Tuấn làm Trưởng Bộ môn, TS Bùi Ngọc Dũng làm Phó trưởng BM.
5. Hoạt động đào tạo:
Mục tiêu đào tạo:
- Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin nhằm tạo ra các kỹ sư có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có tri thức và kỹ năng về việc phân tích, thiết kế, lập trình, đảm bảo kỹ thuật để xây dựng các phần mềm và các hệ thống thông tin đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong sự nghiệp xây dựng phát triển của xã hội.
- Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu áp dụng chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo và các chương trình giảng dạy bậc đại học của các nước tiên tiến.
Ngành đào tạo: Chương trình đào tạo của khoa bậc đại học đạo tạo chung 1 ngành Công nghệ thông tin, trong đó sinh viên được lựa chọn 4 lĩnh vực chuyên sâu:Khối lượng kiến thức toàn khóa: 143 tín chỉ
6. Hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ:
Tiềm năng và thế mạnh của đơn vị: Khoa CNTT có đội ngũ giáo viên tiềm năng, hầu hết các cán bộ giảng viên của khoa đều ở độ tuổi từ 35 đến 45, trong đó có 01 PGS, 15 tiến sĩ, hơn 14 thạc sỹ trong đó có 05 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài và trong nước, đây là độ tuổi có sức trẻ và đã đủ độ chín trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
PGS.TS Phạm Văn Ất có các hướng nghiên cứu về phương pháp tính, kỹ thuật lập trình và bảo mật thông tin; PGS.TS Nguyễn Văn Long với các nghiên cứu về cơ sở và ứng dụng của logic mờ, hệ mờ; TS. Trần Văn Dũng tìm hiểu về các cơ chế lập trình song song; TS. Nguyễn Trọng Phúc có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tối ưu và xử lý ảnh; TS. Phạm Thanh Hà sử dụng các kỹ thuật mạng Nơron và giải thuật di truyền trong việc xây dựng các ứng dụng của cơ sở tri thức. TS. Bùi Ngọc Dũng nghiên cứu về khai phá dữ liệu, học sâu. Ngoài ra các giảng viên trong Khoa còn tham gia một số hướng nghiên cứu và xây dựng các ứng dụng về các lĩnh vực như: các biến thể của logic và ứng dụng trong lập trình; phát hiện và khắc phục lỗi trên môi trường phân tán, các phương pháp nhận dạng sinh trắc học, nâng cao chất lượng thể hiện các đối tượng trong môi trường thực tại ảo, lập trình nhúng, quản lý các đối tượng di động, bảo mật cho các dữ liệu Multimedia,…
Trang thiết bị: khoa CNTT có hai phòng thí nghiệm CNTT với 80 máy tính cấu hình cao, hệ thống mạng hoàn thiện, vớ cơ sở vật chất này Khoa CNTT đã triển khai có hiệu quả các hoạt động thí nghiệm, thực hành và nghiên cứu khoa học cho sinh viên và cán bộ giảng viên.
Một số hoạt động điển hình: Với sự tích cực của các thành viên của Khoa, đến nay Khoa có hơn 20 đề tài NCKH cấp trường, 10 đề tài NCKH cấp bộ. Nhiều giảng viên đã tham gia các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế về ngành CNTT, cũng như tích cực viết báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Cho đến nay cán bộ giảng viên trong Khoa đã có hơn 60 bài báo khoa học tại các hội nghị khoa học chuyên ngành và tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. PGS.TS Phạm Văn Ất với bề dày kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu của mình đã viết nhiều sách trở thành các cẩm nang quí trong việc giảng dạy va học tập như: Kỹ thuật lập trình C cơ sở và nâng cao, Lập trình Windows - dùng các hàm API, C++ và lập trình hướng đối tượng, .... Có thể kể ra một số đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu mà cán bộ giảng viên trong khoa đã triển khai như: Phần mềm tính Khối lượng Giảng dạy, Hệ thống giám sát thiết bị chạy tàu (giải 3 nhân tài đất Việt, 2004), Phần mềm quản lý đào tạo (Đề tài cấp bộ, 2006), Phần mềm in bằng tốt nghiệp, Phần mềm đăng ký học tạo cơ sở 2, …
7. Về quan hệ hợp tác:
Khoa CNTT có quan hệ chính thức với nhiều tổ chức Công nghệ thông tin lớn trong nước như: Hội Tin học Việt Nam, FPT, Hài Hòa, Việt Software, Viện Công nghệ thông tin - Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học Bách khoa Hà Nội, Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Công nghệ, Khoa Công nghệ thông tin – Học viện Kỹ thuật Quân sự, Viettel ICT, Samsung, ...
Trên cơ sở các quan hệ này Khoa CNTT đã tiến hành trao đổi học thuật cho giảng viên, tổ chức các hoạt động giới thiệu nghề nghiệp cho sinh viên và gửi sinh viên đi thực tập chuyên môn tại các đơn vị này.
8. Các hoạt động khác
Hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên đã đi vào nề nếp, đã nhiều năm nay khoa CNTT luôn duy trì từ 20-30 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên hàng năm, các đề tài của sinh viên đã hướng tới những vấn đề hiện đại và thực tiễn đang đặt ra, một số đề tài đã được gửi đi dự thi đề tài NCSV cấp Bộ. Đội tuyển Olympic tham gia một số kỳ thi với sản phẩm lọt vào vòng trong.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, giảng viên Khoa CNTT đã nỗ lực học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của hoạt động đào tạo. Lực lượng giáo viên trong Khoa đã trưởng thành lên rất nhiều, có thể giảng dạy hầu hết các môn trong chương trình cao học. Các thày cô giáo trong Khoa tích cực đóng góp xây dựng Khoa ngày càng phát triển cùng với sự lớn mạnh của nhà trường.