Khoa Công Nghệ Thông Tin - Trường ĐH Giao Thông Vận tải HN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

SchoolCare - cẩm nang trực tuyến cung cấp thông tin về các trường mầm non và tiểu học tại Hà Nội

Tuyển sinh đại học ngành Công nghệ thông tin năm 2015

Đăng vào 31-03-2015 14:37 PM

Đăng bởi :

Lượt xem : 4071

Tuyển sinh đại học ngành Công nghệ thông tin năm 2015

 

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2015

- Ngành đào tạo: Công nghệ thông tin

- Mã số đăng ký xét tuyển: D48.02.01

- Thời gian đào tạo: 4 năm

- Hình thức đào tạo: chính quy, đào tạo theo hệ thống tín chỉ

- Quy mô đào tạo: khoảng 1000 sinh viên/năm

- Quy mô tuyển sinh: tuyển sinh liên tục hàng năm khoảng 200-250 sinh viên

- Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015

+ Khối A: 150

+ Khối A1:50

- Cơ sở vật chất dành cho đào tạo:

+ Các phòng thí nghiệm riêng của Khoa: 02 phòng máy tính với gần 100 máy tính cấu hình mạnh; 01 phòng thí nghiệm phát triển ứng dụng trên thiết bị di động;

+ Phòng thí nghiệm chung: các phòng máy tính, hệ thống mạng cấu hình cao do WB tài trợ.

- Đội ngũ giảng viên:

+  Hơn 30 giảng viên cơ hữu

+ 10 giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên

+ 20 giảng viên có trình độ thạc sĩ

- Kinh nghiệm đào tạo:

+ Đào tạo trình độ đại học từ năm 2001

+ Đào tạo trình độ thạc sĩ từ năm 2012

- Đối tác hỗ trợ đào tạo, thực tập và tuyển dụng:

+ VIETTEL ICT

+ SAMSUNG

+ FPT

+ Ngoài ra khoa CNTT còn liên kết cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều đơn vị, doanh nghiệp Công nghệ thông tin có uy tín trong và ngoài nước.

- Cơ hội nghề nghiệp:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ nhận bằng “Kỹ sư Công nghệ thông tin”, có thể làm kỹ sư lập trình, phân tích thiết kế, kiểm thử, xây dựng, tích hợp hệ thống tại các công ty phần mềm; quản trị các hệ thống thông tin hoặc quản trị mạng tại các cơ quan, doanh nghiệp hoặc tham gia giảng dạy ở các trường đào tạo về Công nghệ thông tin hoặc tiếp tục học cao học tại trường hoặc các trường khác.

THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA KHOA

1. Vài nét về khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Giao thông vận tải

- Tiền thân của khoa CNTT là Bộ môn Tin học được thành lập năm 1988, trực thuộc Trường.

- Năm 1998, bộ môn Tin học được chuyển về khoa Điện – Điện tử với mục tiêu thành lập Bộ môn chuyên ngành đào tạo ngành Công nghệ thông tin

- Năm 2001, Bộ GD&ĐT ra quyết định cho phép Bộ môn Tin học được đào tạo trình độ đại học ngành Công nghệ thông tin. Năm 2001 Bộ môn đã tiến hành đào tạo chuyên ngành Tin học khóa 41, năm 2003 mở chuyên ngành Tin học kinh tế

- Năm 2003, Bộ GD-ĐT ra quyết định thành lập khoa CNTT trên cơ sở Bộ môn Tin học khoa Điện – Điện tử.

- Năm 2006 chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cùng với việc chuyển đổi hệ thống đào tạo khoa đã rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo chuyên ngành Tin học sang chuyên ngành Công nghệ phần mềm, chuyên ngành Tin học kinh tế sang chuyên ngành Hệ thống thông tin, mở thêm chuyên ngành Khoa học máy tính và chuyên ngành Mạng và các hệ thống thông tin

- Năm 2008 đào tạo hệ liên thông ngành Công nghệ thông tin

- Năm 2012 đào tạo hệ cao học ngành Công nghệ thông tin

- Năm 2013 chuyển đổi từ đào tạo theo chuyên ngành sang đào tạo theo ngành Công nghệ thông tin

Sau hơn mười năm thành lập, từ năm 2003 đến nay,  khoa CNTT đã đào tạo được 13 khóa sinh viên với gần 2 ngàn kỹ sư có chất lượng, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

2. Cơ cấu tổ chức của khoa và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong khoa

Hiện tại khoa CNTT được tổ chức thành

- Bộ môn Mạng và các hệ thống thông tin.

- Bộ môn Công nghệ phần mềm.

- Bộ môn Khoa học máy tính.

- Hệ thống phòng máy tính, phòng thí nghiệm

- Văn phòng Khoa

2.1. Bộ môn Mạng & Các HTTT

Bộ môn quản lý giảng dạy 25 môn học cho 04 chuyên ngành CNTT và 06 môn học cho các chuyên ngành khác của Trường. Bộ môn trực tiếp quản lý và đào tạo Kỹ sư chuyên ngành Hệ thống thông tin, chuyên ngành Mạng máy tính. Quản lý 05 môn giảng dạy cao học

Bộ môn hiện có 11 giảng viên hầu hết ở độ tuổi 30- 40, trong đó có 04 Tiến sỹ 07  thạc sĩ trong đó có 03 NCS. Các Giảng viên đều nhiệt tình trong công tác giảng dạy và NCKH. Các hướng nghiên cứu của các giảng viên trong bộ môn bao gồm:

- Trí tuệ nhân tạo, logic mờ, các giải thuật di truyền, mạng nơ ron và khai phá dữ liệu.

- Xây dựng phát triển các hệ thống thông tin

- Xây dựng phát triển các hệ thống mạng

2.2. Bộ môn Khoa học máy tính

Bộ môn quản lý giảng dạy 20 môn học cho 04 chuyên ngành CNTT và 02 môn học cho các chuyên ngành khác của Trường. Bộ môn trực tiếp quản lý và đào tạo Kỹ sư chuyên ngành Khoa học máy tính. Quản lý 06 môn giảng dạy cao học

Bộ môn Khoa học máy tính hiện có 8 giảng viên có trình độ trên đại học, trong đó có 01 PGS và 01 Tiến sĩ và 5 thạc sĩ trong đó có 03 nghiên cứu sinh

Các hướng nghiên cứu của các giảng viên trong bộ môn bao gồm:

- Các mô hình tính toán song song, đặc tả phần mềm và lý thuyết mã hóa.

- Đồ họa máy tính và mô phỏng hiện thực ảo.

- Các mô hình tính toán rời rạc, tổ hợp trên đồ thị.

2.3. Bộ môn Công nghệ phần mềm

Hiện nay Bộ môn đang đảm nhận quản lý và tổ chức giảng dạy 18 học phần hệ đại học, trong đó 14 học phần ngành CNTT. Bộ môn trực tiếp quản lý và đào tạo Kỹ sư chuyên ngành Công nghệ phần mềm. Quản lý 05 môn giảng dạy cao học. Ngoài ra bộ môn được giao phụ trách đội tuyển Olympic Tin học sinh viên trường ĐHGTVT tham dự Olympic Tin học sinh viên Việt Nam.

Bộ môn hiện có có 11 giảng viên, trong đó có: 02 TS, 09 thạc sĩ trong đó có 03 giảng viên đang làm NCS; Hầu hết các giảng viên đều có tuổi đời còn trẻ, có lòng nhiệt tình giảng dạy và say mê nghiên cứu khoa học.

Các hướng nghiên cứu chính của các giảng viên trong bộ môn:

- Các mô hình xây dựng và phát triển phần mềm.

- Kiểm định mô hình

- Mô phỏng

- Xử lý ảnh

2.4. Hệ thống phòng máy tính và phòng thí nghiệm

- 02 phòng máy với gần 100 máy tính cấu hình mạnh, phục vụ thực hành cho sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin.

- 01 phòng thí nghiệm phát triển ứng dụng trên thiết bị di động (do SAMSUNG tài trợ)  phục vụ thực tập, thí nghiệm và phát triển ứng dụng trên điện thoại và máy tính bảng.

- Hiện tại Khoa CNTT đang xúc tiến trang bị phòng thí nghiệm tính toán hiệu năng cao, phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu

- Đã lập dự án đầu tư phòng thí nghiệm an ninh mạng và phòng thí nghiệm điện toán đám mây.

3. Liên kết thực tập và tuyển dụng

Khoa Công nghệ thông tin có quan hệ đối tác với nhiều doanh nghiệp Công nghệ thông tin trong đó có các doanh nghiệp lớn như

+ VIETEL ICT

+ SAMSUNG

+ FPT software

+ Ngoài ra khoa CNTT còn liên kết cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều đơn vị và doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Trong những năm qua VIETTEL ICT đã liên tục hỗ khoa CNTT trong việc mở các khóa học mùa hè cũng như tuyển dụng sinh viên thực tập tại phòng làm việc cho sinh viên tại VIETTEL ICT. Những khóa học, thực tập trên đã gắn liền quá trình đào tạo với môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Thông qua việc thực tập nhiều sinh viên của khoa sau khi ra trường đã được tuyển dụng làm kỹ sư chính thức tại VIETTEL

Khoa Công nghệ thông tin cũng đã phối hợp với SAMSUNG tổ chức nhiều hội thảo giới thiệu công nghệ cũng như định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Năm 2015 ngoài việc tài trợ cho khoa phòng thí nghiệm phát triển ứng dụng trên thiết bị di động với trị giá 40.000 USD, SAMSUNG còn tham gia đào tạo 1 khóa học về Lập trình di động cho sinh viên của Khoa.

Với FPT software khoa đã tiến hành ký các thỏa thuận hợp tác, theo đó FPT software tham gia vào công tác đào tạo của Khoa như mở các khóa học miễn phí chuyên sâu phục vụ cho công việc thực tế, nhận sinh viên thực tập và làm việc tại FPT cũng như FPT software.


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Xây dựng thương hiệu kỹ sư CNTT - Đại học Giao thông Vận tải:

+ Phấn đấu đến 2018 Khoa CNTT Đại học GTVT trở thành 1 khoa có uy tín về đào tạo các kỹ sư CNTT nói chung và mạnh về lĩnh vực triển khai các ứng dụng CNTT trong Giao thông vận tải.

+ Xây dựng các hướng NCKH ứng dụng CNTT trong việc giải quyết một số vấn đề được xã hội quan tâm trong lĩnh vực GTVT.

- Từng bước mở rộng phạm vi đào tạo, quy mô đào tạo:

+ Đến 2018 phấn đấu hàng năm tuyển 300 sinh viên chính quy; 100 sinh viên liên thông và 100 học viên cao học, và 100 sinh viên chính quy ở Cơ sở 2.

+ Lập đề án xin phép đào tạo NCS và đến 2018 bắt đầu tuyển nghiên cứu sinh.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên mạnh về chuyên môn:

- Phấn đấu từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên mạnh về chuyên môn, đến 2018, 50% các giảng viên giảng lý thuyêt có trình độ tiến sĩ. Phấn đấu đến 2018 số giảng viên trong Khoa có trên 40 giảng viên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của qui mô đào tạo.

- Đến 2016 xây dựng Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng CNTT thuộc Khoa CNTT làm môi trường hỗ trợ sinh viên thực hành và là nơi xây dựng các phần mềm ứng dụng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo

+ Hoàn thiện các tài liệu giảng dạy cho các hệ chính qui và cao học. Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo chính qui và cao học.

+ Cập nhật nội dung và chương trình đào tạo, tăng cường các kiến thức công nghệ mới, các kỹ năng cơ sở theo chuẩn kỹ sư CNTT.

+ Tăng cường rèn luyện khả năng tự học của sinh viên, khả năng ngoại ngữ, kiến thức cơ sở, kỹ năng lập trình và các kỹ năng mềm cần thiết. 

- Xây dựng một số phòng học thí nghiệm chuyên ngành CNTT để tăng cường khả năng thực hành công nghệ của sinh viên: Phòng thí nghiệm thực hành mạng máy tính; Phòng mô phỏng ứng dụng trong GTVT; Phòng khai thác, xử lý các kho dữ liệu lớn; Phòng thực nghiệm các công nghệ phần mềm mới.       

 

 

 

Lương Bá Hợp
9.9105000000
lên đầu trang